Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Điều gì xảy ra khi bạn "hâm nóng" điện thoại trong lò vi sóng?

Trong 1 video được đăng lên Youtube vào khoảng giữa năm 2011, người ta đã cố làm thử nghiệm khi quyết định "hâm nóng" 1 chiếc điện thoại đời cũ.

Và đây là những gì đã diễn ra:

Chuyện kinh khủng gì sẽ xảy ra khi cho điện thoại vào trong lò vi sóng?

Như các bạn thấy, chiếc điện thoại sủi ra những bong bóng nhựa lớn rồi nổ tung, đồng thời còn làm nổ luôn cả lò vi sóng.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, video đó đã có sự can thiệp của kỹ xảo và nếu có nổ thì điện thoại cũng không thể gây ra vụ nổ lớn như vậy.

Trên thực tế, sau này, có khá nhiều cá nhân hoặc các nhóm khoa học online đã thực hiện lại thử nghiệm này và không cái nào có kết quả giống như trên.

Xem video:

Sẽ thế nào nếu cho điện thoại vào lò vi sóng?

Dù không chắc chắn được độ chân thực của đoạn video đầu tiên nhưng có 1 điều có thể chắc chắn, không bao giờ nên làm những điều này tại nhà vì nó cực kỳ nguy hiểm, có thể gây nổ, chập điện, thậm chí cháy lớn.

Lưu ý:Vì tính chất nguy hiểm, tuyệt đối không làm thử những việc này tại nhà, trường học hay bất kỳ nơi nào khác.
Trận không chiến dễ gây "chóng mặt" của loài động vật nhanh nhất thế giới

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn "bồng lai tiên cảnh" này sẽ bị xóa sổ mãi mãi

Trái đất chính là ngôi nhà của vô vàn kiệt tác thiên nhiên kỳ vĩ. Nhưng bạn có biết con "quái vật" mang tên biến đổi khí hậu, cùng với sự bất cẩn và vô tâm của loài người sẽ có thể khiến những kiệt tác ấy vĩnh viễn biến mất trong vòng 100 năm tới.

Vì thế, hãy nắm bắt lấy cơ hội "ngao du sơn thủy" nếu có thể để lưu giữ lại khoảnh khắc đáng nhớ nhất trên những vùng đất này.

1. Biển Chết

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 1.

Biển Chết chính là 1 nạn nhân của thảm cảnh biến đổi khí hậu. Vùng biển giáp với Jordan và Isreal này đã bị nhấn chìm sâu hơn đến 24,3m, và thu nhỏ đến 1/3 diện tích so với ban đầu trong suốt 40 năm qua. Theo dự tính của các nhà khoa học, Biển Chết sẽ hoàn toàn biến mất trên bản đồ thế giới trong vòng 50 năm nữa.

2. Dãy nũi Alps, Châu Âu

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 2.

Dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, núi Alps đang mất dần những lớp băng tuyết và suy giảm độ cao so với các rặng núi khác.

Ước tính các dãy núi ở châu Âu mất khoảng 3% lớp băng tuyết bao phủ mỗi năm. Với tình trạng này, những dòng sông băng sẽ bị "tuyệt chủng" vào năm 2050.

3. Đền Taj Mahal, Ấn Độ

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 3.

Được mệnh danh là một trong những kì quan của thế giới, ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo bậc nhất này lại đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ. Sạt lở và ô nhiễm hoành hành đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những kết cấu của ngôi đền.

4. Kim tự tháp Ai Cập

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 4.

Một nạn nhân khác của "sạt lở và xói mòn" đó chính là Kim tự tháp Ai Cập và tượng Nhân sư. Do tác động của ô nhiễm không khí và nguồn nước thải, chúng ta sẽ có thể không tìm được dấu vết của các kỳ quan này trong khoảng 100 năm tới hoặc sớm hơn.

5. Quốc đảo Maldives, Ấn Độ Dương

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 5.

Thiên đường trên Trái đất này đang ngày càng bị nhấn chìm sâu xuống đáy đại dương. Với tốc độ chóng mặt của biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ không có cơ hội được tận hưởng cuộc sống "thượng lưu" trên quốc đảo xinh đẹp này trong vòng 100 năm nữa.

6. Thành phố Venice, Ý

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 6.

Trong một vài năm gần đây, lũ lụt diễn ra nghiêm trọng và có dấu hiệu không ngừng tại thành phố này. Do đó, hãy nhanh lướt sóng trên những con thuyền buồm tới Venice, bởi "thành phố của nước" này có thể sẽ bị nhấn chìm và biến mất vĩnh viễn.

7. Machu Picchu, Peru

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 7.

Vùng đất của những tàn tích thuộc Đế chế Incan này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Điều này vượt quá 2.500 du khách mỗi ngày so với dự tính mà UNESCO và chính phủ Peru thiết lập ban đầu.

Vì vậy nhiều người tin rằng, lượng du khách tăng đột biến cùng với tác động của sạt lở đất sẽ khiến tàn tích này sụp đổ nhanh chóng.

8. Rạn san hô Great Barrier Reef, Úc

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 8.

Rạn san hô lớn nhất thế giới - Great Barrier Reef của Úc đã giảm hơn một nửa kích thước do nhiệt độ nước biển tăng cao trong 30 năm qua.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học lo ngại, san hô bị tẩy trắng do nước biển nhiễm axit sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng khiến chúng có thể hoàn toàn biến mất vào năm 2030.

9. Rừng Amazon, Brazil

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 9.

Với diện tích gần 3.4 triệu kilomet vuông, rừng rậm Amazon được mệnh danh là rừng nhiệt đới rộng nhất trên thế giới.

Nơi đây là ngôi nhà chung của những hệ động thực vật vô cùng phong phú. Nhưng hiện nay, cánh rừng này đang có nguy cơ bị tàn phá, khi con người mở rộng và phát triển nông nghiệp, canh tác.

10. Rừng rậm Madagascar

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 10.

Ngự trị trên quốc đảo Madagacar, Ấn Độ Dương, khu rừng với hệ sinh thái đặc sắc này đang bị xâm hại bởi cháy rừng và nạn phá rừng.

Nếu không kịp thời có những chính sách và chiến dịch bảo vệ rừng, khu rừng nhiệt đới này sẽ biến mất trong 35 năm tới.

11. Quần đảo Seychelles, Ấn Độ Dương

Nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như vậy, những chốn bồng lai tiên cảnh này sẽ bị xóa sổ mãi mãi - Ảnh 11.

Là điểm đến lý tưởng cho các cặp đôi trong tuần trăng mật, quần đảo Seychelles - nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi Madagascar - đang biến mất vì sự xói mòn bãi biển.

Thiên đường mặt đất này đang trong nguy cơ biến mất hoàn toàn trong vòng 50 đến 100 năm tới.

Nguồn: Business Insider

Nhật Bản tiết lộ tham vọng khoan thủng lớp vỏ Trái Đất đầu tiên trong lịch sử

Cả đàn bò 150 con "ngoan ngoãn" theo đuôi hải ly: Clip thu hút hơn 100.000 lượt xem

Một chút tò mò, ngạc nhiên kèm thú vị hiếm có có lẽ là những gì mà đàn bò to lớn hơn trăm con cảm thấy khi gặp "vị khách" nhỏ bé, đáng yêu này.

Chúng ngập ngừng trước "vị khách" kỳ lạ. Khi hải ly đi, cả đàn bò cũng đi. Khi hải ly dừng bước, cả đàn bò cũng dừng bước.

Giữa trang trại rộng lớn, chúng không hung hăng tấn công để đuổi sinh vật lạ đi mà tò mò và "ngoan ngoãn" theo đuôi hải ly nhỏ bé. Điều đặc biệt là, đàn bò luôn giữ một khoảng cách an toàn đối với chính hải ly. Dường như chúng sợ mình sẽ chèn lên người chú ta vậy.

Clip ngộ nghĩnh do chủ trại gia súc Adrienne Ivey ở Saskatchewan (Canada) ghi lại đã thu hút hơn 100.000 lượt xem khi đăng tải lên mạng xã hội Facebook.

Chính Adrienne Ivey cũng phải thốt lên rằng: "Làm sao mà một chú hải ly nhỏ có thể khiến cả đàn bò 150 con "ngoan ngoãn" đi theo? Đây là điều thú vị nhất mà tôi từng được biết."

Xem video:

Hải Ly trở thành thủ lĩnh đầu đàn, dẫn dắt đàn bò 150 con. Video: Huffingtonpost.

Cả đàn bò 150 con ngoan ngoãn theo đuôi hải ly: Clip thu hút hơn 100.000 lượt xem - Ảnh 2.

Hải ly vừa có thể sống được trên cạn, vừa có thể sống dưới nước. Ảnh: Internet.

Tên khoa học của hải ly là Casstor. Chúng là nhóm thú gặm nhấm lớn thứ 2 trên thế giới (sau Chuột lang nước).

Số lượng hải ly ở Bắc Mỹ giảm từ 60 triệu con còn 12 triệu con do chúng bị con người săn bắt để lấy da.

Dịch từ: Huffingtonpost

Khí quyển Trái Đất đang ngập tràn loại "khí độc" gây mất trí, rối loạn cơ, ngạt thở

NASA quyết định đưa cỗ máy 3.260 triệu đô tới nơi chưa tàu vũ trụ nào dám đến

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2017 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu

Ai mà có thể cưỡng lại những thanh khoai tây chiên vàng óng, giòn rụm nhỉ? Không cần bàn cãi, đây chính là món ăn vặt quen thuộc và được yêu thích số một, nhưng không phải ai cũng có thể làm nó thành công tại nhà.

Vấn đề thường gặp nhất khi chiên khoai là nó bị bở, kém giòn, ỉu khi chiên xong. Hoặc tệ hơn, nếu bạn muốn chiên cho giòn thì nó sẽ... cháy luôn!

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu - Ảnh 1.

Một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ có cách "trị" món khoai chiên đỏng đảnh này – và nó thậm chí còn không tốn một xu cơ! Đầu bếp Thomas Joseph tiết lộ bí quyết để chiên khoai ngon của anh là... nước.

Chỉ cần ngâm với nước trong thời gian thích hợp, lượng tinh bột trong khoai tây sẽ được loại bỏ bớt, giúp bên trong mau chín và bên ngoài giòn tan, cộng thêm màu vàng vô cùng đẹp mắt nữa.

Lần sau khi chiên khoai, hãy thử phương pháp này:

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu - Ảnh 2.

Bước 1:

- Gọt vỏ và cắt khoai thành thanh dài.

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu - Ảnh 3.

Bước 2:

- Ngâm khoai trong nước mát ít nhất 4 tiếng đồng hồ. Đây là bước quan trọng để khoai đạt kết cấu hoàn hảo trước khi chiên.

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu - Ảnh 4.

Bước 3:

- Thấm khô khoai bằng khăn giấy.

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu - Ảnh 5.

Bước 4:

- Chiên khoai trong chảo ngập dầu, nóng vừa chứ không nóng già, vớt ra khi khoai vừa ngả nâu vàng.

Món khoai tây chiên đẳng cấp nhà hàng trông thật hấp dẫn phải không?

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu - Ảnh 6.

Thử so sánh nhé: Bên trái là khoai được ngâm nước, bên phải là khoai đem chiên ngay, bạn có thấy sự khác biệt chưa nè?

Đây là lý do khoai tây chiên mua ngoài hàng thì ngon, làm ở nhà thì ỉu - Ảnh 7.

Với mẹo trên thì bạn có thể thử làm ngay tại nhà đấy!

Nguồn: Kitchen Conundrums

Cả đàn bò 150 con "ngoan ngoãn" theo đuôi hải ly: Clip thu hút hơn 100.000 lượt xem

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: "Thủ phạm" không đến từ tự nhiên?

Biến đổi khí hậu giờ đây không còn là vấn đề quá xa lạ vì chúng ta đều có thể cảm nhận sự thay đổi của nó ngay ở nơi mình sống. Nó gây ra một loạt các hệ quả nghiêm trọng tác động tới cuộc sống của con người.

Trái Đất vốn là một phần bé nhỏ của vũ trụ nên không thoát khỏi quy luật thống nhất biện chứng chi phối toàn vũ trụ được minh họa trực quan thông qua hiệu ứng cánh bướm nổi tiếng nhằm thể hiện mối quan hệ nhân - quả.

Thế nhưng, đối với các nhà khoa học, mối quan hệ nhân - quả giữa sự biến đổi khí hậu và cường độ giữa các cơn bão xảy ra gần đây vẫn còn gây tranh cãi dù trông chúng có vẻ rất liên quan với nhau.

Chúng ta hẳn chưa hết bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn mà siêu bão Haiyan (năm 2013) để lại sau khi tàn phá Philippines. Với sức gió lên tới 360 km/giờ, đây là siêu bão mạnh nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.

Các chuyên gia nói gì về mối quan hệ giữa bão và biến đổi khí hậu? 

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: Thủ phạm không đến từ tự nhiên? - Ảnh 2.

Siêu bão Haiyan (năm 2013) là siêu bão mạnh nhất trong vòng 100 năm trở lại đây. Ảnh minh họa.

Jeff Masters, Giám đốc khí tượng của công ty Weather Underground tại Mỹ nhận định: Sức tàn phá của nó là khủng khiếp nhất trong các cơn bão nhiệt đới từ trước tới nay, thực tế nó đã khiến 6.300 người Philippenes thiệt mạng.

Kể từ đó, một số bộ phận báo chí quốc tế thậm chí còn khẳng định nguyên nhân gây ra siêu bão này chính là do sự nóng lên của Trái Đất do biến đổi khí hậu.

Tờ báo nổi tiếng ở Úc là Sydney Morning Herald đăng bài viết khẳng định: "Theo các nhà khoa học, khí hậu biến đổi đã ảnh hưởng đến bão Haiyan".

Nhà khí hậu học Kevin Trenberth thuộc Trung tâm nghiên cứu khí hậu quốc gia Mỹ cũng khẳng định mối liên hệ này. Ông cho rằng mực nước biển cũng như nhiệt độ đại dương tăng mạnh ở khu vực Philippines trước đó không phải là điều trùng hợp ngẫu nhiên.

Nhà khí tượng học Jean Jouzel cũng khẳng định mối quan hệ này khi trả lời phỏng vấn của đài phát thanh RTL (Pháp).

Bên cạnh đó nhiều ý kiến của các chuyên gia tỏ ra thận trọng hơn vì chúng ta chỉ mới thu thập dữ liệu của các cơn bão từ năm 1970 (khi vệ tinh được sử dụng để thu thập thông tin bão).

Chuyên gia Fabrice Chauvin ở Trung tâm quốc gia nghiên cứu khí tượng tại Toulouse (Pháp) cho rằng hạn chế này khiến chúng ta chưa thể có đánh giá tổng thể và toàn diện vì không thể so sánh với hoạt động cũng như sức tàn phá của các cơn bão trước 1970.

Không chỉ các cơn bão nhiệt đới trở nên dữ dội và thất thường hơn, trận bão tuyết lịch sử Juno "một thế kỷ mới có một lần" khiến nước Mỹ tê liệt ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 2012 với sức gió lên tới 120 km/giờ.

Don Wuebbles, một nhà khoa học khí hậu của Đại học bang Illinois cho rằng trận bão tuyết Juno là điển hình của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Kevin Trenberth, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (NCAR) nhận định rằng hậu quả của biến đổi khí hậu làm gia tăng độ ẩm trong cơn bão, đồng thời tăng cường sức mạnh cho nó.

Một nghiên cứu của giáo sư Allen cho thấy, trận lụt lịch sử tại Anh năm 2000 có liên hệ tới sự nóng lên toàn cầu và làm tăng mức độ nghiêm trọng gấp 3 lần.

Trận nắng nóng khắc nghiệt ở Nga năm 2010 khiến cho 50.000 người thiệt mạng cũng gia tăng cường độ gấp 3 lần vì sự nóng lên toàn cầu.

Như vậy không chỉ cường độ các cơn bão, những thiên tai, hiện tượng thời tiết khác cũng trở nên mạnh và dữ đội hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, giới khoa học vẫn luôn có 2 luồng ý kiến trái ngược về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và cường độ các cơn bão. Thậm chí, đến thời điểm hiện nay, không ai có thể chứng minh một cách rõ ràng mối liên hệ này.

Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và cường độ bão

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: Thủ phạm không đến từ tự nhiên? - Ảnh 4.

Nhiệt độ nước biển tăng lên khiến hơi nước bốc hơi nhiều hơn. Ảnh Global For Life.

Báo Le Temps (Thụy Sĩ) ghi nhận rằng đến nay, mối liên hệ này vẫn chưa được các nhà khoa học thiết lập, họ xem đây là mối quan hệ khá nhạy cảm và rất thận trọng khi nói tới vì rất dễ gây ra sự tranh cãi không hồi kết.

Giáo sư Myles Allen của trường Đại học Oxford cho biết, đa số các nhà khoa học đều thống nhất biến đổi khí hậu không phải nguyên nhân dẫn tới cường độ bão càng ngày càng mạnh lên.

Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến trái ngược...

Năm 2010, tờ báo nghiên cứu về khoa học địa lý tự nhiên (Nature Geoscience) từ năm 2010 đã chỉ ra sự nóng lên toàn cầu đang khiến cường độ bão tăng lên và lượng mưa tại tâm các cơn bão cũng sẽ tăng 20%​​.

Năm 2011, một báo cáo tổng hợp từ Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu chỉ ra một khía cạnh khác là tốc độ gió trung bình của các cơn bão đang tăng lên.

Một nghiên cứu năm 2013 của giáo sư Kerry Emmanuel thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cũng tán thành mối liên hệ này khi chỉ ra bằng chứng về số lượng và cường độ của các cơn bão nhiệt đới phía tây Bắc Thái Bình Dương tăng lên, nơi đang có nhiệt độ và mực nước biển tăng lên.

Chuyên gia Pascal Peduzzi (phụ trách Đơn vị thay đổi toàn cầu và tính chất dễ tổn thương của Chương trình Môi trường LHQ) giải thích về sự ấm lên của đại dương sẽ là cho sức mạnh của bão tăng theo.

Từ năm 2007, nhóm chuyên gia liên chính phủ về diễn biến khí hậu của Liên Hợp Quốc cũng kết luận: Các cơn bão trong tương lai sẽ mạnh hơn do bề mặt đại dương nóng lên.

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: Thủ phạm không đến từ tự nhiên? - Ảnh 5.

Hơi nước bốc lên càng nhiều, cơn bão càng được cung cấp năng lượng. Ảnh Global For Life.

Trong báo cáo mới nhất công bố hồi tháng 9-2013, họ chỉ ra từ năm 1971 đến năm 2010, bề mặt nước biển đã nóng lên bình quân 0,1°C mỗi 10 năm và trong vòng 100 năm qua, mực nước biển đã tăng lên 0,31 m.

Chuyên gia Matthias Münnich thuộc tổ vật lý môi trường ở Trường Bách khoa liên bang tại Zurich (Thụy Sĩ) hay Giáo sư Will Steffen của trường Đại học Quốc gia Australia đều chung ý kiến cho rằng chính nhiệt độ của bề mặt nước biển đã cung cấp thêm năng lượng cho các cơn bão

Nhà khoa học Pascal Peduzzi khẳng định không chỉ nước biển ấm lên, mà sự nóng lên toàn cầu còn làm cho băng ở 2 cực tan dần và mực nước biển cũng dâng theo, điều này làm các cơn bão sẽ đi sâu vào đất liền hơn.

Một nhóm các nhà khoa học Đức tới từ Trung tâm Helmholtz học viện Alfred Wegener (Alfred Wegener Institute Helmholtz Centre) đã có một nghiên cứu chỉ ra rằng sự ấm lên của các đại dương sẽ làm cho các cơn bão ở Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc tăng lên.

Những trận bão lũ lớn ở Mỹ và ý kiến của các chuyên gia

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: Thủ phạm không đến từ tự nhiên? - Ảnh 7.

Cựu tổng thống Obama thảo luận về sự ấm lên toàn cầu với nhà khoa học Hayhoe và diễn viên Leonardo DiCaprio tại Nhà Trắng. Nguồn: Al Drago/The New York Times.

Nhà khoa học thời tiết người Canada có tên Katharine Hayhoe là tác giả của các cuôn sách về sự biến đổi khí hậu như A Climate for Change: Global Warming Facts for Faith-Based Decisions, hiện đang làm việc tại Đại học Công nghệ Texas.

Bà cũng có tên trong 100 người ảnh hưởng nhất theo tạp chí Time bình chọn cũng như 100 Nhà tư tưởng Toàn cầu (Foreign Policy’s 100 Leading Global Thinker).

Katharine Hayhoe là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Ảnh Internet.

Câu hỏi mà bà nhận được nhiều nhất khi có một hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra đó là: Có phải biến đổi khí hậu gây ra chuyện này?

Trong trận lũ lụt cao nhất trong lịch sử bang Texas năm 2016 vừa qua còn khẳng định chính sự biến đổi khí hậu đã đóng vai trò chính khiến trận lũ lụt ở Houston (Texas) trở nên nghiêm trọng như vậy.

Để làm rõ ý của mình bà lấy một câu chuyện minh họa, khi ai đó bị đau tim và tìm đến bác sĩ, họ sẽ hỏi bác sĩ nguyên nhân là do di truyền hay lối sống của mình.

Và bác sĩ sẽ nói có thể do cả hai, vì bạn không thể thay đổi yếu tố di truyền (khách quan) nên lối sống (chủ quan) là yếu tố duy nhất bạn có thể kiểm soát nhằm giảm tối đa nguy cơ bị đau tim.

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: Thủ phạm không đến từ tự nhiên? - Ảnh 10.

Sự nóng lên toàn cầu khiến hơi nước bốc hơi nhiều hơn, làm tăng cường mức độ năng lượng của cơn bão. Ảnh NOAA National Weather Service.

Cũng giống như trận lụt lớn ở Houston, "yếu tố di truyền" chính là những cơn mưa lớn và bão mạnh, nhưng "lối sống" (chính là sự biến đổi khí hậu) đã làm tăng mối nguy hiểm cho trận lụt lịch sử.

Bà giải thích chính sự nóng lên đã khiến cho lượng nước bốc hơi từ đại dương hay sông hồ tăng theo, từ đó cũng cấp lượng nước lớn cho các cơn bão, gia tăng cường độ của chúng.

Giáo sư John Nielsen-Gammon, nhà nghiên cứu khí hậu học từng được George W. Bush bổ nhiệm năm 2000 qua nghiên cứu của mình, đã chỉ ra rằng những trận mưa cường độ lớn gần đây xuất hiện mỗi năm thay vì mỗi hai năm như trước kia.

Giáo sư John Nielsen-Gammon là chuyên gia nghiên cứu khí tượng và thời tiết học tại Đại học Texas A&M, đồng thời đảm nhiệm vai trò nhà nghiên cứu thời tiết tại bang Texas từ năm 2000 do chính cựu tổng thống George W. Bush bổ nhiệm.

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: Thủ phạm không đến từ tự nhiên? - Ảnh 11.

Giáo sư chuyên ngành khí hậu học John Nielsen-Gammon hiện đangg làm việc tại trường Đại học Houston. Ảnh Internet.

Siêu bão hung hãn nhất trong vòng 100 năm: Thủ phạm không đến từ tự nhiên? - Ảnh 11.

John Nielsen-Gammon giải thích về tác động của sự biến đổi khí hậu với sinh viên Đại học Luật Houston. Ảnh law.uh.edu.

Những trận lụt lớn thường xuất hiện mỗi 100, 500 hay 1.000 năm thì nay lại xuất hiện trong thời gian ngắn hơn.

Ông cho rằng Texas sẽ còn hứng chịu nhiều trận bão lớn bất thường hơn trong tương lai khi mà nhiệt độ nước biển ấm dần lên. Ông cho biết nhiều nhà khoa học đều tin rằng Trái Đất sẽ ấm lên trong những thập kỷ tiếp theo.

Và tác động của nó chính là sự biến đổi khí hậu, gây ra những thảm hỏa (catastrophic) cho con người như các trận bão lớn vừa qua trên khắp thế giới.

Trận lũ lụt Bang Louisiana của Mỹ tháng 8 năm 2016 khiến 20.000 người phải sơ tán cũng được một nhóm các nhà khoa học thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ xác định là do biến đổi khí hậu tác động (chiếm tới 40 % tác động), làm tăng cường độ cơn bão lên 10 %.

Đánh giá về trận lũ lớn ở Louisiana, Katharine Hayhoe nhận định: "Cơn bão này là một ví dụ tốt về việc tại sao chúng ta nên quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu".

Bà cho biết thêm, khi nhiệt độ trung bình của nước biển ấm lên, mà cụ thể là trường hợp vịnh Mexico (nơi cơn bão được tạo thành từ mùng 7 tháng 8, 2016).

Bà dẫn chứng điều này như một ví dụ cho thấy việc ấm lên sẽ làm tăng cường lượng hơi nước bốc hơi và đồng nghĩa với việc làm tăng cường độ cơn bão.

Heidi Cullen, nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu trận lũ Louisiana tại Trung tâm Thời tiết (Climate Central) cho biết:

"Bạn phải thận trọng khi kết luận từ phân tích của mình, nhưng trong trường hợp Louisiana, chúng tôi có đủ căn cứ để nói rằng biến đổi khí hậu làm tăng cường độ cơn bão".

Mặc dù các nhà khoa học chưa thể tìm ra bằng chứng thuyết phục nhất cho mối liên hệ giữa sự biến đổi khí hậu và cường độ các cơn bão ngày càng mạnh trong nhiều năm gần đây nhưng Katharine Hayhoe cho rằng, giống như trọng lực, dù bạn có tin hay không sự tồn tại của nó, nó vẫn sẽ luôn kéo bạn xuống mặt đất!

Bài viết sử dụng các nguồn: NYTimes, Insideclimatenews.org, NASA.gov

Trước khi lao vào sao Thổ "tự sát", phi thuyền Cassini tỷ đô của NASA lại lập kỷ lục mới

Thay vì ăn lá cây, loài sâu "quái vật" này ăn được cả túi nilon và rác thải nhựa!

Theo ước tính, con người sử dụng hàng nghìn tỷ túi nilon và hàng trăm tấn nhựa mỗi năm. Những con số khổng lồ trên đã cho thấy thách thức môi trường mà con người phải đối mặt.

Thay vì ăn lá cây, loài sâu quái vật này ăn được cả túi nilon và rác thải nhựa! - Ảnh 1.

Loài sâu có khả năng "cứu rỗi" Trái Đất khỏi rác thải nhựa.

Các nhà khoa học mới đây đã tìm thấy một giải pháp "hoàn hảo" để giải quyết và ứng phó với thách thức môi trường này, đó là một loài sâu bướm sáp có khả năng ăn nhựa.

Chúng là loài sâu bướm sáp có khả năng ăn cả túi nylon và chất thải nhựa thay vì ăn lá cây bình thường. Sau khi ăn loại thức ăn "dị thường" này, nó còn thải ra một loại cồn trong suốt nhưng không hề gây hại cho môi trường.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Y sinh và Công nghệ sinh học Cantabria ở Tây Ban Nha đã khám phá ra khả năng đặc biệt của loài sâu này một cách tình cờ khi họ phát hiện túi nhựa chứa con sâu nhỏ nhanh chóng bị thủng các lỗ.

Chiếc túi bị phân hủy nhanh chóng đến mức không tái sử dụng được chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ.

Thay vì ăn lá cây, loài sâu quái vật này ăn được cả túi nilon và rác thải nhựa! - Ảnh 2.

Sâu bướm có khả năng ăn nhựa siêu nhanh.

Tiến sĩ Federica Bertocchini, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng ấu trùng của loài bướm vô cùng phổ biến – Galleria mellonella, có khả năng phân hủy loại nhựa cứng và bền nhất hiện nay là polyethylene".

Mặc dù loài sâu này thường không ăn nhựa, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng đây là một khả năng phụ bên cạnh thói quen tự nhiên của chúng.

Theo các chuyên gia, loài sâu bướm được tìm thấy rộng rãi ở châu Âu và khu vực Đông Bắc Mỹ. Trứng của loài sâu này thường thấy ở trong các tổ ong.

Thay vì ăn lá cây, loài sâu quái vật này ăn được cả túi nilon và rác thải nhựa! - Ảnh 3.

Ấu trùng sâu bướm có khả năng đẩy lùi rác thải nhựa. Ảnh: SWNS

Báo cáo khoa học trên Current Biology cho biết, ấu trùng sâu bướm nở ra và lớn lên trong sáp ong, nơi được cho là chứa nhiều hỗn hợp của các chất béo.

Các chuyên gia nhận định, rất có thể việc phân hủy sáp ong so với nhựa polyethylene có quá trình phá vỡ liên kết hóa học tương tự nhau.

Tiến sỹ Bertocchini cho biết: "Sáp ong là một lọai polymer, một loại nhựa tự nhiên và có cấu trúc hóa học không khác gì polyethylene".

Các nhà khoa học cho biết, loài sâu này có thể giúp đưa ra giải pháp công nghệ sinh học để quản lý chất thải polyethylene.

Hiện các chuyên gia đang nỗ lực lên kế hoạch để đưa phát hiện đặc biệt này thành một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ chất thải nhựa và tiến tới giải pháp "giải cứu" môi trường toàn cầu khỏi sự tích tụ nhựa đang gây nhức nhối.

Ảnh/ Nguồn: Dailymail

Trước khi lao vào sao Thổ "tự sát", phi thuyền Cassini tỷ đô của NASA lại lập kỷ lục mới