Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Báo động: 2/3 số động vật hoang dã trên Trái đất bị loài người hủy diệt trong 50 năm vừa qua

Chúng ta vẫn biết rằng loài người đã từng khiến cho vô số các loài động vật rơi vào thảm cảnh tuyệt chủng. Bất chấp những nỗ lực sửa sai thì những hành động của con người vẫn đang tiếp tục khiến cho nhiều loài vật phải khốn khổ.

Báo động: 2/3 số động vật hoang dã trên Trái đất bị loài người hủy diệt trong 50 năm vừa qua - Ảnh 1.

Con người đã huỷ diệt tự nhiên, đẩy nhiều loài vật đến bờ vực tuyệt chủng

Và theo như một báo cáo mới nhất của Quỹ động vật hoang dã thế giới WWF (World Wildlife Fund), thì lần đầu tiên kể từ khi khủng long tuyệt chủng, Trái đất đang đứng trước ngưỡng cửa của một vụ tuyệt chủng hàng loạt. Nguyên nhân thì do đâu? Chính là con người!

Cụ thể, nhóm chuyên gia từ WWF và Hội động vật học London (ZSL) cho rằng đến năm 2020, 70% tất cả các loài động vật hiện nay, bao gồm thú, cá, lưỡng cư, bò sát, chim... sẽ chính thức biến mất. Trong đó, những loài nguy cấp nhất là voi châu Phi, hổ, và khỉ gorillas.

Báo động: 2/3 số động vật hoang dã trên Trái đất bị loài người hủy diệt trong 50 năm vừa qua - Ảnh 2.

Gấu trúc được đưa ra khỏi sách đỏ vào giữa năm 2016, nhưng với tình hình môi trường sống bị thu hẹp, chúng vẫn có thể bị đe dọa.

Đây là nghiên cứu có quy mô rất lớn, đánh giá trên 14.152 quần thể thú, chim, cá, lưỡng cư và bò sát. Kết quả cho thấy trong giai đoạng từ 1970 - 2012, số lượng các loài đã giảm tới 58%, tốc độ giảm rơi vào ngưỡng 2% mỗi năm và đang chưa có dấu hiệu chậm lại.

Với tốc độ đó thì đến năm 2020, số lượng các loài vật có xương sống sẽ giảm đi khoảng 67% - 70%. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân có rất nhiều, bao gồm nạn săn trộm, săn bắt, đánh cá quá mức, các hoạt động chặt phá rừng phục vụ nông nghiệp, rác thải hóa chất, ô nhiễm môi trường...

Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng góp phần không nhỏ. Và sự thật thì tất cả những nguyên nhân kể trên đều là do con người mà ra.

Báo động: 2/3 số động vật hoang dã trên Trái đất bị loài người hủy diệt trong 50 năm vừa qua - Ảnh 3.

Theo Mike Barrett, giám đốc khoa học tại WWF: "Lần đầu tiên kể từ khi khủng long tuyệt chủng, chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc đại diệt chủng ở các sinh vật hoang dã.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức sẽ gây đe dọa môi trường sống, đẩy những loài vật có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái vào thảm cảnh diệt chủng, qua đó khiến khí hậu toàn cầu trở nên bất ổn định".

Tuy nhiên, Barrett cũng cho rằng: "Chúng ta có thể ngăn chặn chúng. Điều này cần sự chung tay của chính phủ các nước, doanh nhân và tất cả công dân trên Trái đất. Tất cả phải nhận thức được những gì chúng ta tạo ra, tiêu thụ như thế nào để phù hợp với những gì thiên nhiên đem lại".

Báo động: 2/3 số động vật hoang dã trên Trái đất bị loài người hủy diệt trong 50 năm vừa qua - Ảnh 4.

Voi là một trong những loài vật đang gặp nguy cấp

Được biết, số lượng voi tại châu Phi đã giảm khoảng 111.000 con trong vòng 10 năm qua. Hiện tại, voi châu Phi chỉ còn khoảng 415.000 cá thể.

Các loài vật khác thậm chí còn thê thảm hơn. Theo thống kê, hiện chỉ còn 3.900 con hổ trên phạm vi toàn thế giới hay như báo Amur, toàn cầu chỉ còn đúng 70 con sống sót.

Báo động: 2/3 số động vật hoang dã trên Trái đất bị loài người hủy diệt trong 50 năm vừa qua - Ảnh 5.

Báo Amur - số lượng 70 con trên toàn thế giới

Sinh vật biển cũng là những nạn nhân chịu hậu quả nghiêm trọng nhất từ con người. Ước tính trong giai đoạn 1970 - 2012, số lượng các loài thủy sinh đã giảm đi khoảng 81%. Sinh vật biển thì nhẹ nhàng hơn, với mức giảm chỉ... 36%.

Trong đó, giai đoạn 1970 - 1980 có thể xem là khủng khiếp nhất do nạn săn bắt và đánh cá quá mức. May mắn thay, tỉ lệ giảm đã ổn định trở lại sau khi chính phủ nhiều nước ban hành các quy định về hành vi này.

Báo động: 2/3 số động vật hoang dã trên Trái đất bị loài người hủy diệt trong 50 năm vừa qua - Ảnh 6.

Tuy nhiên theo giáo sư Ken Norris, giám đốc của ZSL thì chúng ta vẫn còn cơ hội. "Các hoạt động của con người vẫn sẽ khiến số lượng động vật hoang dã giảm xuống. Nhưng dù sao, chúng vẫn chưa tuyệt chủng, và kết quả nghiên cứu sẽ giống như một lời cảnh tỉnh đến cho nhân loại, nhằm chấm dứt những hoạt động gây tổn hại nghiêm trọng đến thiên nhiên".

Nguồn: Daily Mail

Chuyện gì xảy ra khi bạn cho iPhone vào ngăn mát tủ lạnh?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét